Ăn dặm là quá trình bắt đầu đưa thực phẩm bổ sung vào khẩu phần ăn của bé, thường bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Trong quá trình này, bé được giới thiệu các thực phẩm rắn hơn, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Việc ăn dặm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé mà còn giúp bé phát triển kỹ năng nhai và nuốt, đồng thời đây cũng là cơ hội để cho bé bắt đầu khám phá văn hóa ẩm thực.
Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm thường là khi bé đã đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số bé có thể sẵn sàng bắt đầu ăn dặm từ 5,5 tháng tuổi, nhưng điều này cần được thảo luận và đánh giá cùng bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Việc bắt đầu ăn dặm quá sớm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và gây ra các vấn đề sức khỏe.
Cách cho bé ăn dặm đúng cách?
Bước 1: Bắt đầu từ những thực phẩm dễ tiêu hóa: Bắt đầu với những loại thực phẩm như bột gạo, bột yến mạch, hoặc bột ngũ cốc đã được nấu loãng. Giúp các bé khám phá các vị mới.
Bước 2: Cho bé thời gian thích nghi: Ban đầu, bé có thể cảm thấy lạ lẫm với thực phẩm mới, ăn vào sẽ nhè ra nên các mẹ hãy kiên nhẫn 1 chút để cho bé có thời gian thích nghi và không ép buộc bé phải ăn nhiều.
Bước 3: Dùng thìa hoặc muỗng bé: Dùng thìa hoặc muỗng bé để cho bé ăn dặm thay vì sử dụng chai, giúp bé phát triển kỹ năng tự ăn.
Bước 4: Chế biến thực phẩm đúng cách: Chế biến thực phẩm cho bé mềm mại và dễ nhai. Hãy đảm bảo rằng thực phẩm đã được nghiền hoặc xay nhuyễn và loại bỏ các phần cứng có thể gây nguy hiểm cho bé.
Bước 5: Thực hiện giữa các bữa ăn: Bắt đầu với một hoặc hai bữa ăn dặm mỗi ngày và tăng dần số lượng và tần suất theo thời gian.
Bước 6: Quan sát phản ứng của bé: Quan sát phản ứng của bé sau mỗi bữa ăn để xem xét xem bé có biểu hiện dị ứng nào không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của dị ứng thì hãy ngừng cho bé ăn loại thực phẩm đó và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bước 7: Khuyến khích sự đa dạng thực phẩm: Mở rộng khẩu phần ăn của bé bằng cách giới thiệu cho bé nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm rau củ và thực phẩm giàu protein.
Và các mẹ hãy nhớ rằng mỗi bé là một cá thể riêng biệt và có thể có những nhu cầu và phản ứng riêng khi bắt đầu ăn dặm. Và tốt nhất, khi bắt đầu cho bé ăn dặm mẹ nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch ăn dặm cho bé của bạn được phù hợp và khoa học nhất nhé.