Việc tuân theo những nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn dặm sẽ giúp cho các ba mẹ trong việc nuôi trẻ được thuận lợi và khoa học hơn. Nên khi cho trẻ ăn dặm ba mẹ cần lưu ý những nguyên tắc vàng sau đây:
Nguyên tắc 1: Cho trẻ tập làm quen dần với những “thức ăn mới lạ”. giúp trẻ dần thích nghi với việc ăn dặm và việc ăn uống của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nguyên tắc 2: Trẻ tròn 6 tháng tuổi trở lên mới cho con uống nước: Trẻ dưới 6 tháng không cần tráng miệng cho trẻ vì trong sữa mẹ nước chiếm trên 80%, đã đủ cung cấp nhu cầu về nước cho trẻ.
Nguyên tắc 3: Ăn từ loãng đến đặc: khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ chưa có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn, nên ba mẹ phải tập từ từ để cho bé thích nghi kịp.
Nguyên tắc 4: Ăn từ ít đến nhiều: Đây là một quy tắc quan trọng để tránh cho hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện của trẻ phải hoạt động quá sức.
Nguyên tắc 5: Cho trẻ ăn 1 món mới trong 3-5 ngày: Điều này để xem trẻ có hợp với thức ăn đó không, có bị rối loạn tiêu hóa hay dị ứng hay không, sau đó mới chuyển sang món mới.
Nguyên tắc 6: Nguyên tắc “tô màu bát bột”: Nghĩa là bột ăn dặm của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt, gồm: nhóm bột đường, đạm, chất béo, cuối cùng là vitamin và khoáng chất.
Nguyên tắc 7: Không nên thêm mắm/muối vào đồ ăn dặm của trẻ: Khi nêm mắm, muối vào thức ăn của con sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
Nguyên tắc 8: Bắt đầu cho trẻ ăn chất béo từ tròn 6 tháng tuổi: Nhiều mẹ cho rằng bổ sung chất béo cho trẻ là không cần thiết, có thể làm trẻ khó tiêu, tiêu chảy hay thừa cân. Tuy nhiên chất béo là 1 thành phần bắt buộc bổ sung trong các bữa ăn dặm của trẻ, là nguồn cung cấp năng lượng lớn, đ ok ặc biệt có vai trò hòa tan các Vitamin ADEK, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn. Ngoài chất béo từ các thực phẩm ăn dặm cần bổ sung thêm 3-5ml dầu mỡ trong 1 bữa ăn của trẻ.
Nguyên tắc 9: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hành tránh hao hụt các vitamin và khoáng chất trong quá trình bảo quản và chế biến.